ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Mục Lục

Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 khẳng định loại hình tài sản này được phép mua bán, chuyển nhượng. Tuy nhiên, có những yêu cầu chi tiết để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi đầu tư vào dạng bất động sản này. Hãy cùng Centacity.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều kiện mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Căn cứ vào Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Điều 7 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Có hợp đồng mua bán, thuê mua được lập theo quy định tại Điều 6 Nghị định 02/2022/NĐ-CP; trường hợp các bên đã ký hợp đồng trước ngày 1.3.2022 thì phải có hợp đồng đã ký kết.

– Thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

– Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng phải thuộc diện không có tranh chấp, khiếu kiện.

– Nhà, công trình xây dựng thuộc hợp đồng mua bán, thuê mua không thuộc diện bị kê biên, thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. 

Toàn cảnh Đại đô thị Centacity Bắc Ninh

Thủ tục mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bước 1: Lập hợp đồng mua bán nhà ở

Theo Khoản 1 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD, các bên liên quan thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, bao gồm các nội dung chính như:

– Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

– Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư.

– Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Giải quyết tranh chấp.

– Các thỏa thuận khác.

Theo đó, hợp đồng được lập thành 7 bản (3 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 1 bản nộp cho cơ quan thuế, 1 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 1 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu, 1 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực).

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực

Đối với hộ gia đình, cá nhân thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải được công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm:

– 7 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực như giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân,…

NVKD tư vấn kỹ cho khách hàng về dự án

Bước 3: Kê khai thuế, phí, lệ phí

Bước 4: Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận

Theo Khoản 3 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD, sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí, bên nhận chuyển nhượng nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ gồm có:

– 5 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 1 bản của bên chuyển nhượng.

– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

– Biên lai nộp thuế hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

Sản phẩm đa dạng, phù hợp mọi nhu cầu

Nằm giữa lòng đại đô thị công nghiệp và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, dự án Centa City được khởi công từ năm 2018. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý đầy đủ, chuẩn mực trước khi mở bán. Tách sổ riêng từng lô, tất cả đều là đất ở đô thị lâu dài. Đây là hình mẫu để các khu đô thị khác học hỏi, nơi đây chính là tâm điểm hội tụ mọi nhu cầu an cư cũng như đầu tư của những khách hàng thông thái.

Facebook
Twitter
LinkedIn