Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, siêu dự án đường Vành đai 4 được xem là “lá bài” quảng bá hữu hiệu cho bất động sản Vùng Thủ đô…
Việc Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ giải quyết nhu cầu thực tiễn cấp bách và mở rộng không gian phát triển, khai thác các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội không chỉ riêng cho Hà Nội mà còn cho các địa phương trong Vùng Thủ đô.
DỰ ÁN VÀNH ĐAI 4 MỞ RỘNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, GIẢM TẢI GIAO THÔNG
Ngày 16/6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đường Vành đai 4 với quy mô đầu tư khoảng 112,8km và tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng.
Theo kế hoạch về tiến độ thực hiện, Dự án Vành đai 4 được chuẩn bị đầu tư và thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án thành phần 3 (dự án PPP) loại hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Việc sớm triển khai dự án đường Vành đai 4, vành đai mang tính “đối ngoại”, không chỉ giúp Hà Nội mở rộng không gian phát triển mà gia tăng kết nối liên vùng để các địa phương cùng bứt phá. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế – xã hội. Tuyến đường sẽ góp phần kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương trong nội bộ vùng Thủ đô trở nên dễ dàng. Từ đó, một hành lang kinh tế rộng khắp sẽ mở ra, tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và vùng Thủ đô.
XÁC ĐỊNH TRUNG TÂM VÙNG THỦ ĐÔ MỚI
Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, siêu dự án đường Vành đai 4 được xem là “lá bài” quảng bá hữu hiệu cho bất động sản Vùng Thủ đô. Đặc biệt từ tháng 8/2021, sau khi thực hiện chủ trương triển khai dự án tuyến đường vành đai 4 Thủ đô đi qua 5 tỉnh gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng thẩm định các cấp tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị trực tuyến thẩm định.
Đường vành đai 4 khi đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa vành đai 3 và vành đai 4. Bên cạnh đó, tuyến vành đai 4 sẽ tạo sức hút giãn cách mật độ dân cư khu vực trung tâm đô thị, phát triển chuỗi đô thị vệ sinh về phía Đông và Đông Bắc sông Hồng và các khu vực đô thị, công nghiệp của vùng Thủ đô.
Cùng với các tuyến nối tâm, các cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống sẽ cùng thực hiện chủ trương phát triển “Thành phố Đông sông Hồng”. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, khi đường Vành đai 4 được hình thành, thị trường bất động sản phía Đông và Đông Bắc Thủ đô
Đặc biệt, tuyến đường Vành đai 4 được triển khai xây dựng sẽ mở ra không gian kết nối và phát triển cho Bắc Ninh. Với lợi thế vị trí ngay sát Thủ đô Hà Nội và là Trung tâm “Vùng Thủ đô”, việc kết nối mở thêm đường hướng tâm Vành đai 4 trong Vùng Thủ đô không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển mà còn tăng khả năng liên kết, giao thương hàng hóa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô.
Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, tuyến đường Vành đai 4 được hình thành sẽ mở ra cho Bắc Ninh thêm nhiều không gian phát triển trong tương lai, trở thành bàn đạp cho sự phát triển của Bắc Ninh vì khi hoàn thiện sẽ giúp giảm bớt phần nào gánh nặng của nội đô Hà Nội và hoàn thiện hệ thống giao thông theo kế hoạch đã đề ra.
Khi dự án các tuyến đường và cầu vượt hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa Bắc Ninh với các tỉnh thành khác trong Vùng Thủ đô và thành phố Hà Nội, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động giao thương, vận tải trong khu vực để thúc đẩy nền kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển, hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất trong Vùng Thủ đô thu hút cư dân về sinh sống và làm việc, giảm tải áp lực nội đô đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh hơn về một cuộc sống chất lượng.
Xem thêm: VSIP Bắc Ninh thu hút giới đầu tư nhờ giá trị thực