ĐƯỜNG VÀNH ĐAI – CHÌA KHÓA MỞ RA CHUỖI ĐÔ THỊ ĐA CỰC

Mục Lục

Bộ đôi “vành đai” 4 và 3,5 được ví như “cuộc cách mạng” đô thị giúp mở rộng không gian phát triển của Vùng Thủ đô. “Bệ phóng” này cũng giúp thị trường bất động sản tăng trưởng đột phá, đặc biệt là tại những nơi đã có sẵn hạ tầng, tiện ích đồng bộ và hiện đại như khu phía Đông – Đông Bắc Hà Nội.

Hình thành đô thị đa cực quanh đường vành đai

Phát triển đa cực vừa là mô hình kinh điển vừa là lối đi ưu việt của các thành phố lớn trên toàn cầu để mở rộng không gian đô thị, giảm sức ép về dân cư, tạo nguồn việc làm mới, gia tăng cơ hội đầu tư… Trong đó, chìa khóa để phát triển các khu đô thị vệ tinh, trung tâm mới nằm ở việc phát triển các tuyến đường vành đai. Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tuyến vành đai không chỉ giảm tải áp lực giao thông nội đô, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho tương lai. Đi cùng sự phát triển của các dự án vành đai là hệ thống hạ tầng quy mô, các trung tâm kinh tếtài chính sôi động…

Điển hình như London, đường vành đai M25 chạy bao quanh thủ đô là con đường đông đúc và quan trọng bậc nhất nước Anh, cũng là tuyến đường vành đai lớn nhất châu Âu. Tại Paris (Pháp), đại lộ Périph dài hơn 35 km, đóng vai trò huyết mạch kết nối các đô thị bên ngoài thủ đô với nhau. Còn tại Berlin (Đức), tuyến vành đai số 10 đã hình thành nên những vùng đô thị sầm uất, đông đúc, kết nối tới sân bay và các tuyến tàu quan trọng. Tại Việt Nam, Hà Nội đã hướng đến xây dựng thành phố trực thuộc tại các huyện phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai) thông qua đường vành đai 4. Ngoài ra còn có các thành phố vệ tinh ở Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ mục tiêu giãn dân ra khỏi nội đô.

Tiềm năng rộng mở cho thị trường địa ốc

Hạ tầng giao thông là một trong những cú hích quan trọng thúc đẩy đô thị hóa và sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Do đó, tất cả những khu vực có tuyến đường vành đai đi qua, thị trường đều tăng trưởng vượt trội. Tại nhiều nước, quy hoạch đường vành đai đã khiến giá trị bất động sản có những bước nhảy vọt. Tại Singapore, các dự án dọc tuyến vành đai rìa thành phố ghi nhận mức tăng giá 11% sau khi con đường đi vào vận hành. Riêng thị trường bất động sản quanh vành đai 3 của Bangkok (Thái Lan) đã đạt mức tăng tới 50% so với trước khi quy hoạch.

Tại Hà Nội Đường Vành đai 4 đi qua huyện Hoài Đức – Hà Nội đang thi công khiến giá đất tại một số xã tăng đột biến thời gian gần đây. Chỉ chưa đầy 1 tháng, một số lô đất tăng thêm 10 triệu đồng/m2. Còn các khu vực gần trung tâm, gần đại lô Thăng Long có cơ sở hạ tầng đồng bộ như An Khánh tăng từ 120 triệu đồng hồi đầu năm 2022, lên 165 triệu đồng/m2. Nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về đón đầu, kỳ vọng giá đất sẽ còn tăng hơn nữa sau khi đường Vành đai 4 hoàn thiện vào năm 2027.

“Động lực” phát triển Vùng Thủ đô theo mô hình đa cực

Theo các chuyên gia, bộ đôi “vành đai” 4 và 3,5 không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống đường bộ của Vùng Thủ đô, kết nối xuyên suốt đến cả 10 địa phương phía Bắc, mà còn là bàn đạp tiếp cận các khu vực kinh tế, các cửa ngõ hàng hải, hàng không xung quanh. Đồng thời, với vai trò “Vành đai kết nối mọi vành đai”, 2 tuyến đường sẽ mở ra những không gian phát triển mới đầy triển vọng trong tương lai, thúc đẩy hình thành các đô thị mô hình đa cực, tạo sức hút dịch chuyển cư dân, giúp giảm tải cho nội đô Hà Nội.

Với lợi thế áp sát trung tâm Hà Nội, khu Đông – Đông Bắc được đánh giá là “tọa độ hoàng kim” hưởng lợi kép khi kế cận cả 2 tuyến “vành đai”. Về hạ tầng giao thông, khu Đông đang sở hữu mạng lưới đường bộ quy mô và đồng bộ bậc nhất phía Bắc khi kết nối trực tiếp hàng loạt tuyến cao tốc, quốc lộ huyết mạch đi tất cả các hướng. Về phía Đông có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái, QL 5; về phía Bắc có cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, QL5 kéo dài; về phía Nam có cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, QL1A. Thông qua mạng lưới đường bộ này, việc tiếp cận các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi hay cảng biển Hải Phòng lớn bậc nhất phía Bắc cũng vô cùng nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, hạ tầng giao thông là một trong những cú hích quan trọng thúc đẩy đô thị hóa và sự tăng trưởng của thị trường BĐS. Do đó, tất cả những khu vực có tuyến đường Vành đai 4 và 3,5 đi qua, thị trường đều hứa hẹn những tín hiệu tích cực. Trong khi các quận trung tâm Hà Nội có không gian công cộng chật hẹp, quá tải thì các khu trung tâm mới như Centa VSIP Bắc Ninh lại đáp ứng đầy đủ hệ thống trung tâm thương mại, trường học liên cấp quốc tế, công viên cây xanh, bệnh viện 5 sao… hình thành khu vực sống tiện nghi, văn minh hơn. Đây cũng chính là những “thỏi nam châm” hút hàng chục nghìn cư dân sang sông, tạo nên một “Hà Nội mới” ở phía Đông sôi động và đáng sống, không kém gì các đô thị hàng đầu thế giới.

Facebook
Twitter
LinkedIn